Sự nghiệp Lê_Minh

Thời kỳ đầu

Ban đầu, Lê Minh làm nhân viên tiếp thị cho một công ty điện thoại di động.[1]. Sau khi đạt giải ba trong cuộc thi ca hát Tài Hoa Tân Tú, anh nhận được khóa huấn luyện ca hát của Dai Si Zong (戴思聰).[3] Cũng trong năm đó, anh ký hợp đồng nghệ sĩ với Capital Artists.[4] Lê Minh đã không phát hành bất cứ album nào trong vòng 4 năm.[5] Vì vậy, thầy dạy nhạc của anh, ông Dai đã sắp xếp cho anh ký hợp đồng với hãng Polygram, sau này là Universal Music.[6]

Ca nhạc

Khi gia nhập Polygram, Lê Minh đã phát hành album đầu tiên "Leon" và album tiếp theo là "Tương phùng dưới mưa". Album đầu tiên của anh nhận được giải thưởng album vàng.[7] Sau khi hoạt động vài năm tại Polygram, anh đã ký một hợp đồng mới với hãng Sony Music vào ngày 23 tháng 3 năm 1998.

Cùng với Trương Học Hữu, Lưu Đức HoaQuách Phú Thành, Lê Minh là một trong 4 ca sĩ nổi tiếng nhất trong những năm 1990, khi đó giới truyền thông gọi họ là Tứ Đại Thiên Vương của làng nhạc Canto Pop.

Thời gian đầu khi khởi nghiệp, Lê Minh chủ yếu hát nhạc cantopop (nhạc pop bằng tiếng Quảng Đông), nhưng sau đó do ảnh hưởng bởi nhà sản xuất Mark Lui, anh đã mở rộng thể loại nhạc bao gồm những bài hát điện tử phổ biến với những video ca nhạc hấp dẫn. Năm 1990, anh đã đạt giải thưởng đầu tiên 1990 Jade Solid Gold Top 10 Awards1990 RTHK Top 10 Gold Songs Awards.[8][9] Sau đó, anh tiếp tục dành giải thưởng "Nam ca sĩ nổi tiếng nhất" vào năm 1993 và 1995 của giải thưởng Giai điệu vàng của TVB.[10][11] Năm 1996, anh cộng tác với nhà nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất Steve Barakatt trong album "Feel". Hai năm sau, vào năm 1998, anh đã trở thành ca sĩ Hồng Kong đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng Top 10 K-pop chart với bài hát "After loving you".[12] Năm 1999, anh tuyên bố anh sẽ không nhận thêm bất cứ giải thưởng nào nữa tại Hồng Kông.

Năm 2002, anh được chọn để hát ca khúc "Charged up", bài hát chủ đề cổ vũ cho đội Trung Quốc tại Vòng chung kết bóng đá thế giới năm 2002..[13]. Năm 2004, anh trở thành ca sĩ Hồng Kong đầu tiên đại diện cho lãnh thổ tham dự Asia Song Festival lần đầu tiên được tổ chức ở Hàn Quốc.[14]

Lê Minh được lựa chọn là đại sự của Thế vận hội mùa đông lần thứ 6 được tổ chức ở Trường Xuân vào năm 2007. Anh đã hát bài hát chủ đề của thế vận hội và tham giao vào cuộc chạy tiếp sức rước đuốc tại sự kiện này.[15] Sau đó anh hợp tác với Michael WongJanice Vidal tổ chức buổi hoàn nhạc từ thiện "Magic Live" kéo dài 3 ngày tại sân khấu Star Hall, Hồng Kông từ ngày 9 tháng 11 đến ngày 11 tháng 11 năm 2008.[16]

Các bài hát song ca

Không chỉ là một nghệ sĩ solo, Lê Minh còn từng cộng tác với nhiều nghệ sĩ khác, Một vài trong số những bài hát song ca của anh bao gồm: "Love Until the End" và "A Happy Family" với Châu Huệ Mẫn, "Really Wish to Be Like This Forever" và "It's Still You" với Trần Tuệ Nhàn, "Song of the Star" với Alan Tam, "Never Give Up" với Trương Học Hữu, "Why did I let you go?" với Janice Vidal.[17]

Sáng lập công ty đào tạo ca sĩ

Năm 2004, Lê Minh thành lập công ty thu âm mới tên "A Music", East Asia Record Production Company Limited, cùng với Peter Lam. Album đầu tiên do công ty sản xuất mang tên "Dawn" được phát hành vào tháng 9 cùng năm. Album "Dawn" được phát hành có rất ít chuyến tuyên truyền do anh phải đến Trung Quốc để đóng phim trong ngày album được phát hành.[18]

Để mang đến những điều thú vị mới trong âm nhạc, Lê Minh đã mời nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng Jonathan Lee từ Đài Loan vào năm 2005 để sản xuất cho album tiếng quan thoại "A Story" của anh. Tuy nhiên, do phải thực hiện album, nên anh đã bỏ lỡ cơ hộ đóng vai chính trong bộ phim điện ảnh có kinh phí lớn của Đài Loan "Gui Si" do trùng với lịch làm việc của anh.[19]

Lê Minh quay trở lại nhà hát Hong Kong Coliseum vào ngày 13 tháng 4 năm 2007 để biểu diễn một đêm diễn duy nhạc Leon 4 in Love Concert. Tại đây, anh không chỉ biểu diễn những bài hit của anh mà cả những bài hit của 3 thiên vương còn lại. Anh đã biểu diễn tổng cộng 18 bài hát, tất cả đều được Mark Lui làm mới lại. Tiếp sau đó, anh đã phát hành album mang tựa đề "4 In Love" vào ngày 3 tháng 5 năm 2007, bao gồm 16 trong số 18 bài hát anh đã biểu diễn tại buổi hòa nhạc.[20]

Hoạt động cộng đồng

Lê Minh hoạt động tích cực trong Community Chest. Vào những năm 1990, anh bắt đầu làm từ thiện khi cha anh bị chẩn đoán mắc chứng carcinoma của bệnh trực tràng. Các bác sĩ tuyên bố không thể chữa được. Nhưng sau đó, cha anh đã sống sót sau một ca phẫu thuật thần kỳ. Khi tổ chức nghiên cứu về ung thư và tổ chức Liên hợp quốc đã tiếp cận anh và yêu cầu sự giúp đỡ, anh bắt đầu tham gia các hoạt động từ thiện tích cực.[21]

Công việc từ thiện đầu tiên của anh cho UNICEF là dự án tiêu diệt bệnh viêm tủy tại Trung Quốc vào năm 1993. Anh đã gia tăng số tiền đóng góp vào các quỹ từ lời kêu gọi người hâm mộ, các fan và tiền bán vé biểu diễn ca nhạc, Tháng 7 năm 1994, anh được bổ nhiệm làm đại sứ thiện chí của UNICEF và trở thành công dân Hồng Kông đầu tiên được giao nhiệm vụ này.

Kể từ năm 1994, anh đã tham gia rất nhiều hoạt động gây quỹ khác nhau của ủy ban Liên hợp quốc tại Hồng Kông bao gồm: 7 buổi hòa nhạc từ thiện, ba buổi bán chocolate từ thiện và ba cuộc chạy bộ từ thiện. Lê Minh và các đại diện của HKCU đã viếng thăm Rwanda, thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc và Brasil để nghiên cứu công việc của UNICEF và để giúp đỡ tuyên truyền ý thức cộng đồng nhằm giúp đỡ trẻ em."[22]

Tháng 12 năm 1995, anh được bổ nhiệm là "đại diện đặc biệt của thanh niên của UNICEF" tại văn phòng đại diện của UNICEF tại New York vì những đóng góp của anh cho phúc lợi của trẻ em.[23]

Lê Minh từng được bầu chọn là một trong mười Thanh niên kiệt xuất (TOYP) vào năm 1997, anh được công nhận chính thức vì những nỗ lực trong nghề nghiệp và những đóng góp đối với cộng đồng.[24] Anh đã mua vé quyên góp đầu tiên với số là 000001 tại sự kiện "Chiến dịch gây quỹ giáo dục trẻ em " tổ chức tại sân khấu Hồng QuánPARKnSHOP thông qua điểm bán vé trên mạng Skyline Superstore vào năm 2001 để khuyến khích mọi người góp phần vào hoạt động xã hội đầy ý nghĩa này. Việc gây quỹ này sẽ được quyên góp chuyển cho tổ chức Community Chest.[25]

Anh đã được ông Đổng Kiến Hoa, tổng thống của Hồng Kông trao tặng Huy chương danh dự (M.H.) vào ngày 12 tháng 10 năm 2003.[24]

Kể từ khi quyết định không nhận bất cứ giải thưởng âm nhạc tại Hồng Kông, anh đã không xuất hiện tại lễ trao giải top 10 giai điệu vàng của đài TVB thậm chí là trong vai trò khách mời. Nhưng để kêu gọi quyên góp quỹ từ thiện, anh đã đồng ý biểu diễn tại buổi trao giải với vai trò khách mời vào ngày 8 tháng 1 năm 2005.

Vào ngày 13 tháng 5 cùng năm này, Lê Minh cộng tác với Mark Lui sáng tác bài hát 8858. Bài hát được sử dụng như bài hát tuyên truyền cho quỹ "Trẻ em và trẻ vị thành niên Trung Quốc". Tựa đề bài hát là "Help me (nghe như 'bang bang wo ba' trong tiếng Phổ thông)" và con số "8858" đại diện cho số SMS mà mọi người có thể sử dụng để quyên góp tiền.[26][27]Một sự thay đổi gây ngạc nhiên là vào tháng 12 năm 2005, Lê Minh đã xuất hiện trong một đoạn quảng cáo trên truyền hình của chính phủ Hồng Kông để yêu cầu công chúng ủng hộ về việc cải cách từ từ về chính trị được chính phủ đưa ra thảo luận thay vì yêu cầu những cải cách nhanh chóng về chính trị trong cuộc phải đối về quyền dân chủ tại Hồng Kông vào tháng 12 năm 2005. Điều này đã đánh dấu việc lần đầu tiên anh tham gia quảng cáo về lĩnh vực chính trị.[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê_Minh http://ent.people.com.cn/GB/1085/3387596.html http://www1.peopledaily.com.cn/BIG5/paper447/672/7... http://ent.sina.com.cn/p/i/2002-06-06/86441.html http://ent.sina.com.cn/y/o/2005-05-13/0757722598.h... http://gb.chinareviewnews.com/doc/1000/6/7/5/10006... http://cgi.cnn.com/ASIANOW/asiaweek/magazine/2000/... http://www.epochtimes.com/b5/6/10/4/n1475897.htm http://hk-magazine.com/feature/nightlife-november-... http://www.hutchison-whampoa.com/upload_docs/2001/... http://dawn.leonfamily.com/leonnews/leonnewsletter...